Một bài viết rất hay . . .
-
Trong
sự phát triển ngày càng mở rộng, làng giải trí xứ Hàn đang đứng trước
những nguy cơ tiềm ẩn... Làng nhạc đang phát triển mất cân bằng, hiếm
nhân tài thực sự trong khi làn sóng văn hóa Hàn Quốc đang mất dần bản
sắc...
Làng nhạc phát triển mất cân bằng Chưa bao giờ, trong làng nhạc Hàn Quốc, những nhóm nhạc nam và nhạc nữ
lại xuất hiện và phát triển nở rộ đến thế. Trong 2 năm gần đây, hàng
loạt những nhóm nhạc trẻ với các thành viên tuổi đời 18 đôi mươi ra
đời, nhiều đến nỗi khán giả dường như đang chịu cảnh "bội thực". Đại đa
số những nhóm nhạc này gặt hái được những thành công rực rỡ và chiếm
lĩnh thị trường âm nhạc. Nhiều người lạc quan cho rằng, làng nhạc xứ
Kim chi đang đi lên giai đoạn hưng thịnh, nhưng không ít những thế hệ
đi trước nhìn nhận, nếu cứ phát triển theo đà này, làng nghệ nói chung
và làng nhạc Hàn nói riêng sẽ sớm bước vào khủng hoảng bởi những giá
trị ảo của một sự phồn hoa mang tính chất bong bóng..
Nói đến các nhóm nhạc nổi tiếng, có thể kể đến rất nhiều những tên tuổi
như DBSK, SNSD, Wonder girls, TVQX, 2PM, 2NE1, Bing Bang, f(x), Brown
eyed girls, Kara, SS501... Với những công thức chung như ca sĩ xinh
đẹp, trẻ trung, dễ thương, ngoại hình chuẩn, giọng hát không quá tệ, có
ít nhất một thành viên thực lực... cộng thêm những chiêu thức PR điêu
luyện, đại đa số những nhóm nhạc này nhanh chóng nổi tiếng, các thành
viên trở thành những hot boy, hot girl, thần tượng của hàng triệu những
khán giả trẻ, đặc biệt là giới tuổi teen. Công nghệ giải trí, chế tạo
ngôi sao đã đem lại không ít lợi nhuận, tiền bạc cho các cá nhân, tổ
chức, và cả đất nước Hàn Quốc.
2PM Brown Eyed Girls Nhưng đồng thời, nó cũng gióng lên một hồi chuông báo động cho sự phát
triển văn hóa xứ Hàn. Lim Jin Mo, một trong những nhà phê bình âm nhạc
tiếng tăm đã chỉ rõ sự bất cân bằng hiện nay trong làng nhạc, với sự
phát triển quá "nóng" của những ban nhạc nhạc so với những ca sĩ hát
solo sẽ là một bất lợi khi đem âm nhạc xứ Hàn cạnh tranh với bạn bè thế
giới. Đồng thời, đây cũng là cản trở cho quá trình tìm kiếm những nhân
tài âm nhạc cho tương lai.
Đây không phải là nghi ngại không có cơ sở, vì đại đa số các nhóm nhạc
Hàn Quốc hiện nay thiên về nhạc nhảy, nhấn mạnh yếu tố vũ đạo trong quá
trình biểu diễn. Trong các ban nhạc thường chỉ có được 1 đến 2 cây chủ
lực, các thành viên còn lại đều chỉ có chất giọng thường thường bậc
trung. Ví như Sung Yu Ri - thành viên nhóm nhạc Fin.K.L cho biết, cô
không đủ tự tin để hát solo... Giữa tháng 10 vừa qua, nhóm nhạc nữ SNSD
nổi tiếng xứ Hàn với 8 cô gái xinh đẹp đã đến Việt Nam biểu diễn, và
khán giả đến xem trực tiếp tại Trung tâm hội nghị quốc gia đều dễ dàng
nhận thấy, khi các nghệ sĩ hòa trong không khí của Heal the world, thì
không phải cô gái nào của Girls" Generation cũng đủ tự tin để cầm mic
thể hiện một ca khúc này - vốn rất quen thuộc với khán giả thế giới.
Đơn giản vì các cô chưa được tập luyện và chuẩn bị sẵn sàng!
SNSD Dễ thương, ngoại hình chuẩn, vũ đạo tốt và PR hiệu quả sẽ tạo
nên những nhóm nhạc nổi tiếng trong khi yếu tố giọng hát dần bị coi nhẹ
Các nhà sản xuất âm nhạc chạy theo thị hiếu, và ngược lại, khán giả
cũng chạy theo trào lưu mà không cần suy nghĩ. Với sự cộng hưởng của
giới truyền thông, những phát triển mất cân bằng trong hệ thống âm nhạc
Hàn Quốc ngày càng rõ rệt.
"Với khán giả hiện nay, giá trị âm nhạc chỉ dừng lại ở sự vui vẻ, thú
vị, dễ nghe. Tìm thấy những thông điệp ý nghĩa, những ca từ đẹp mượt mà
như dòng nhạc của những năm 80, 90 thế kỷ 20 là điều vô cùng hiếm" -
một chuyên gia âm nhạc xứ Hàn thẳng thắn nhận xét. "Trách nhiệm của
giới truyền thông trong vấn đề này cũng rất lớn. Trách nhiệm của những
đoan vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này vốn là phải công bằng
đứng giữa dòng nghệ thuật và thị trường, nhưng ngược lại, hiện giờ, tất
cả đã bị cuốn trôi theo sự giải trí rẻ tiền".
Làn sóng văn hóa Hàn Quốc: Con dao 2 lưỡi Bae
Jong Jun và Song Hye Kyo - thế hệ những ngôi sao đầu tiên của làn sóng
Hallyu với các bộ phim như Bản tình ca mùa đông, Trái tim mùa thu... Hơn 10 năm trở lại đây, trong từ điển của người Hàn Quốc có thêm một từ
- Hallyu, nghĩa là làn sóng văn hóa Hàn Quốc. Sự phát triển của công
nghệ làm phim và chế tạo ngôi sao xứ Hàn đã nhanh chóng tạo ra những
nghệ sĩ, những tác phẩm có tầm ảnh hưởng rộng khắp châu Á với các quốc
gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Singapore..., thậm
chí là trên thế giới, vươn đến các quốc gia lớn như Mỹ, Canada... Những
nhân vật nổi tiếng trong làn sóng văn hóa này, như Bi Rain, Jang Dong
Gun, Song Hye Kyo, Bae Jong Jun, Choi Ji Woo, sau này có Lee Min Ho,
Kim Hyun Joong, Kim Bum, Goo Hye Sun... được gọi là những ngôi sao
Hallyu.
Kim Hyun Joong, Lee Min Ho, Goo Hye Sun - những ngôi sao của Vườn sao băng mới góp mặt trong làn sóng Hallyu Làn sóng văn hóa tạo ra những ngôi sao này, và ngược lại, chính họ đã
góp phần đẩy những con sóng này ra xa và mạnh hơn nữa. Nhưng Lim Jin Mo
cho rằng, đây chưa hẳn là một dấu hiệu lạc quan cho sự phát triển lâu
dài. "Đây chỉ là biểu hiện bề ngoài, và điều nguy hiểm là các dự án
được làm hiện nay thông qua làn sóng văn hóa Hàn Quốc đang mất dần bản
sắc dân tộc".
Để thâm nhập vào thị trường Mỹ, những ca sĩ như Bi Rain, BoA đều phải
dùi mài tiếng Anh, hát những ca khúc bằng tiếng Anh. Có những thành
công, có những thất bại; nhưng Lim cho rằng đây không hẳn là một phần
của làn sóng văn hóa xứ Hàn:"Chỉ khi nào hát những bài hát của Hàn
Quốc, bằng tiếng Hàn Quốc, họ mới có thể thực sự góp phần là tròn đầy
làn sóng văn hóa này". Tuy nhiên, với thị trường nước Mỹ, điều này còn
quá xa vời. Càng phát triển, càng rộng mở, thì Hallyu ngày càng được Mỹ
hóa, Âu hóa, Trung Quốc hóa hay Nhật Bản hóa trong khi chất Kim chi
ngày càng ít hơn.
Bi Rain
Sự phát triển của làng giải trí tạo ra rất nhiều ngôi sao phục vụ khán
giả như một sự đáp ứng cung - cầu trên thị trường. Dù tạo ra không ít
lợi nhuận, nhưng nghệ thuật là lĩnh vực riêng biệt, không thể quy theo
những quy luật thị trường. Một ngôi sao được đào tạo theo công thức để
phục vụ thị hiếu khán giả chưa hẳn đã là những người có tài năng thực
sự. Bên cạnh đó, dưới áp lực của các công ty quản lý, những nhân tài
thực sự không phải lúc nào cũng có đất phát huy khi họ bị ép theo một
khuôn khổ nhất định để thỏa mãn yêu cầu của các thượng đế. Trong làn
sóng Hallyu như vậy, nhân tài thực sự của xứ Hàn sẽ dần bị thui chột và
làng nghệ nơi này sẽ dần đi xuống...
Trong sự phát triển ngày càng mở rộng, làng giải trí xứ Hàn đang đứng
trước những nguy cơ tiềm ẩn... đòi hỏi những nhà chức trách, những
người có liên quan, các cơ quan quản lý văn hóa cần nhìn nhận lại thực
tế và đưa ra những định hướng cho sự phát triển bền vững.