Bỏng cần được điều trị lâu dài và thường để lại hậu quả nặng nề với những vết sẹo xấu xí. Dưới sự lãnh đạo của nữ tiến sĩ Yulya Shved, các nhà khoa học từ Viện Tế bào học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga ở Saint-Peterburg đã sáng chế vật liệu mới để chữa các vết bỏng, đảm nhận chức năng của da người.
Theo Yulya Shved, da người gồm nhiều lớp, trong đó có một lớp thực hiện nhiệm vụ tái tạo tế bào da mới. Hậu quả tổn thương của nó là đặc biệt nguy hiểm, nhất là nếu vết bỏng sâu và rộng. Theo thông lệ, để tránh nhiễm trùng và hoại thư, người ta che phủ vết thương bằng băng gạc, đặt một lớp màng nhân tạo tương tự như biểu bì. Lớp màng này thường được cấy trong chất keo collagen như anbumine, vốn sẵn có trong tế bào động vật. Mô cấy trong keo được phủ lên vết bỏng, thẩm thấu vào tế bào của người bệnh và dần dần phủ kín chỗ bị tổn thương. Kết quả điều trị là khả quan, nhưng hạn chế là lớp màng này rất mỏng manh. Để đưa nó vào chỗ bỏng, thoạt tiên cần thận trọng rửa sạch vết thương. Sau đó gỡ màng khỏi nơi nó được cấy. Phủ màng lên vết bỏng rồi cố định, tách khỏi chủ thể mang nó. Nói chung đây là việc mất nhiều công sức, đòi hỏi một quá trình rất tỉ mỉ. Ngoài ra, màng cần xử lý bằng chất men. Trong quá trình đó một bộ phận tế bào bị thiệt hại, giảm chất lượng điều trị, kiềm hãm việc bình phục. Viện Tế bào Saint-Peterburg đã nghiên cứu tạo lớp màng polymer khác với bình thường, trên cơ sở chất polymer tương dung sinh học có tên gọi là polylactide. Màng mới cần đủ mỏng, nhưng rất bền. Ngoài ra, nó không được hóa mờ, là điều thường xảy ra với những chiếc màng loại cũ. Nếu màng bị đục, thì không thể theo dõi quá trình tiến triển và sinh sôi của tế bào qua kính hiển vi. Và điều chính yếu là màng này cần phải tan dần trên vết thương mà không để lại chất độc hại. Nói cách khác, lớp lót mà trên đó nuôi cấy tế bào cuối cùng phải tự biến đi hoàn toàn, còn tế bào thì phát triển giúp cơ thể hồi phục tốt. Theo The Voice of Russia thì lớp màng polymer này chỉ dày có 20 micron, dai bền hơn màng thông thường, nhiều kích cỡ khác nhau để phù hợp với độ rộng của vết bỏng. Điều rất quan trọng là, màng mới có nhiều lỗ nhỏ li ti, để da thở và hấp thụ chất lỏng có ích cho cơ thể. Nhờ vậy mà quá trình bình phục được đẩy nhanh gấp bội. Ngoài ra, lớp màng mới cũng khiến cho công việc của các chuyên viên chữa bỏng trở nên nhẹ nhàng hơn.
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc. * Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết. * Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài