Một nhóm các khoa học người Australia đã tiến hành quy đổi niềm vui, nỗi buồn của con người ra... tiền mặt. Kết quả: hạnh phú là thứ khá rẻ.
| Giáo sư Paul Frijters thuộc Trường Đại học Quốc gia Australia. |
Hạnh phúc không thể lấy tiền ra mua (câu này bao lâu nay đã là định đề đẹp và đúng). Thế nhưng có lẽ không nhiều người biết rằng, bất kể sự kiện vui mừng hay buồn rầu nào cũng có thể đánh giá bằng tiền theo phép qui đổi tương đương, - chuyên gia kinh tế học Australia đã khẳng định như vậy. Bỏ ra 8 năm và hỏi han gần 10.000 người, Giáo sư Paul Frijters và các cộng sự ở Trường Đại học Quốc gia Australia đã xác định được rằng hạnh phúc là thứ khá rẻ, còn những niềm vui sướng mà nó mang lại thường ít hơn so với những tốn phí tài chính. Nhìn chung, trước những biến đổi trong cuộc sống, cánh đàn ông mừng rỡ và đau đớn mạnh hơn là phụ nữ. Chẳng hạn, đối với nam giới thì chuyện kết hôn là một niềm vui giống như nhận được 32.000 đô la Australia (gần 30.000 đô la Mỹ). Phụ nữ định giá hôn nhân rẻ hơn thế hai lần. Cũng vậy, đối với cánh mày râu thì vụ ly dị qui ngang bằng một tổn thất tài chính cao hơn so với bảng giá của các chị em, - báo “The Sydney Morning Herald” dẫn nghiên cứu của nhà kinh tế Australia. Một nhóm các nhà nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của Giáo sư Frijters đã hỏi ý kiến công chúng trong vòng nhiều năm. Các thành viên tham gia cuộc trưng cầu này được đề nghị đánh giá theo thang bậc từ 0 đến 10 cho tâm trạng của mình sau những sự kiện quan trọng trong đời sống và sau những biến đổi về thu nhập - ngân quỹ. Như vậy cho phép đánh giá chính xác những khoản “lãi” và “lỗ” như thế nào do tâm lý con người mang đến qua mỗi cú va chạm của đời sống. Những sự kiện ảm đạm tác động đến con người mạnh hơn là niềm vui sướng phấn khởi - các nhà khoa học kết luận. Nam giới trải nghiệm vấn đề đặc biệt nặng nề. Đối với đại diện của phái mạnh, tổn thất do cái chết của một người gần gũi (vợ hay con) trong tính toán tiền tệ ngang bằng với việc bị mất 627.300 đô la Australia, trong khi đó tang tóc tương tự với phụ nữ có giá như bị mất 130.900 đô la. “Đó không phải là cái giá của một đời sống vừa mất đi. Giá của cuộc sống cao hơn thế”, - Giáo sư Paul phản bác. “Sự mất mát một người thân yêu tác động đến chúng ta mạnh hơn là sự xuất hiện một người thân yêu - nhà khoa học nói thêm. – Sự sống và cái chết không ngang bằng trong biểu hiện thực tế. Và không cần phải ngạc nhiên gì trước điều này. Như đang thấy, con người thiên về nhận biết những mất mát thiệt hại, nhiều và rõ hơn là với những gì họ có được hay sở hữu được”. Khá thú vị là có một số thứ mà đàn ông tiếp nhận như mất mát, trong khi phụ nữ lại coi như được thêm. Chẳng hạn, với việc chuyển đến nhà mới thì các bà có phản xạ như nhận món quà tặng trị giá 2.600 đô la Australia, còn cánh đàn ông lại cho rằng dường như họ vừa bị tước đi lập tức 16.000 đô la. Theo lời Giáo sư Paul Frijters, công trình nghiên cứu của ông đã được các hãng bảo hiểm và giới luật gia Australia quan tâm, có lẽ bởi đặc thù công việc nên các chuyên gia thuộc hai giới này không hiếm khi vấp phải khó khăn nếu cần xác định mức giá của những thiệt hại về tinh thần. Biểu giá hạnh phúc và đau khổ Đám cưới Nam giới: +32.000 đô la Australia Phụ nữ: +15.600. Sinh con Nam giới: +32.600 Phụ nữ: +8.700 Ly hôn Nam giới: -110.00 Phụ nữ: -9.000 Người thân qua đời Nam giới: -627.300 Phụ nữ: -130.900 Bệnh tật Nam giới: -359.800 Phụ nữ: -50.300 Chuyển nhà mới Nam giới: -16.000 Phụ nữ: +2.600 |