Nghe nhưng không hiểu - đây là một vấn đề thường gặp đối với đa số những người học tiếng Anh chỉ học lí thuyết mà không bao giờ biết đến thực tế là cái gì. Không nói đâu xa, giống như cái hôm prom offline của 2teen mình vậy, Kitten đã phát biểu cảm nghĩ của mình về buổi prom bằng tiếng Anh, biết là hơi lạc đề tài nhưng đơn giản là do tớ ( xưng chị nghe khoảng cách quá, xưng tớ nghe cho nó thân mật hen ) không có thuộc cái bài ca nào để mà hát cho mọi người nghe theo đúng nguyên tắc. Qua buổi hôm đó, tớ vừa nghe có người khen là tớ nói đỉnh ( cám ơn 2 bạn gì đó nhé ), mà cũng vừa nghe có người nói là tớ điên, nói nghe không hiểu gì hết trơn => vấn đề nằm ở đây. Tại sao những người đó không thừa nhận là trình của mình quá gà, mình quá ngu si ( xin lỗi hơi nặng lời ) nên mới không nghe được người ta nói cái gì mà lại đi nói người khác bị điên này nọ???? Tưởng tượng một ngày nào đó, gặp một người khách du lịch nước ngoài ở trên đường, người ta hỏi mình cái gì đó xong mặt mình cứ ngơ ngơ ra, vậy thử hỏi có quê không chứ ( lúc đó cái người nào nói tớ điên khùng hãy nhìn lại bản thân mình đi nhá). Bởi thế, hôm nay Kitten muốn chia sẻ với mọi người vài mẹo nhỏ về việc nghe và nói tiếng Anh. Tại sao nghe nhưng không hiểu??? 1. Thiếu va chạm thực tế: Thật ra vần đề ở đây cũng rất đơn giản. Ví dụ, có một người nước ngoài học tiếng Việt qua sách vở, đến khi gặp một người Việt Nam hỏi: Anh ăn cơm chưa? chắc hẳn anh ta sẽ ngớ người và chẳng biết trả lời sao cho phải. Có một điều phải nhớ kĩ là có nhiều cách khác nhau để diễn đạt cùng một ý ở cùng một tình huống. Bạn phải học cách người ta thường nói nhất, thứ ngôn từ được sử dụng hàng ngày chứ không phải thừ ngôn ngữ chuẩn xác nhất mà các sách tiếng Anh mô tả. 2. Vấn đề về tốc độ nói: Tại sao chúng ta luôn cảm thấy người bản xứ nói quá nhanh? Thứ nhất là vì đó là ngôn ngữ chính của họ. Khi mở miệng nói họ chẳng cần cần dùng từ gì, sắp xếp ngữ pháp ra sao ( hôm tớ nói cũng nghĩ gì nói nấy chứ không phải mất thời gian cho việc tìm từ và ráp ngữ pháp đâu mặc dù tớ chưa phải giỏi giang gì, chẳng qua là nhờ thói quen thôi ). Điều thứ hai quan trọng hơn là do hiện tượng nối âm và lược bỏ âm tiết khi nói. Khi nghe người bản xứ nói, chúng ta thường không kịp phân biệt các từ đơn trong câu thì cả câu đã nhanh chóng trôi qua rồi. Chúng ta sử dụng thứ ngôn ngữ đơn âm tiết là tiếng Việt nên khi học tiếng Anh cũng chịu ảnh hưởng đó, chúng ta đọc từng từ từng từ một cách rõ ràng và dừng lại ở nhiều chỗ trong câu. Hiện tượng nối âm là rất phổ biến khi nói tiếng Anh, lưu ý điểm này sẽ có lợi cho việc luyện nghe của bạn. Ngoài ra, các âm tiết không quan trọng trong một từ có thể được phát âm lướt đi, đến nỗi hầu như không nhận ra nữa => chữ viết và phát âm có sự khác biệt, làm tăng tốc độ nói và đồng thời làm cho người nước ngoài khó khăn hơn khi nghe. 3. Nghe nhầm: Do sự nối ấm và lướt âm gây nên hiện tượng nghe nhầm. Hiện tượng này thường xảy ra. Chúng ta có thể nghe nhầm một từ thành một cụm từ, hoặc ngược lại và đương nhiên không hiểu được ý người ta muốn nói gì. Và các trường hợp khác như: /k/, /t/, /p/ theo sau /s/ thường biến thành /g/, /d/, /b/. Ví dụ: school tuy phiên âm là /skul/, nhưng thực tế phát âm là /sgul/. Sự khác biệt giữa phiên âm và phát âm này có thể thấy rõ qua lời hát của các ca sĩ hát tiếng Anh. Chỉ cần lưu ý một chút là thấy ngay thôi á mà. 4. Vấn đề thói quen: Thường ngày chúng ta nói chuyện với những người xung quanh, dù họ có nói nhanh đến mấy bạn cũng không cảm thấy khó khăn để hiểu được ý của họ, bởi đó là tiếng mẹ đẻ của bạn. Từ khi còn trong bụng mẹ đã được nghe rồi nên bạn đã quen. Khi nói cũng vậy, bạn cảm thấy rất dễ dàng và tự nhiên như một phần cơ thể của bạn vậy. Nhưng khi dùng tiếng Anh để nói chuyện thì khác hẳn, lưỡi bạn như trở nên chậm chạp và cứng hơn thường ngày, tựa như chiếc máy bỏ lâu không sử dụng, bị khô dầu, bị gỉ sét vậy. Ngôn ngữ là một thói quen. Khi bạn đã dùng quen rồi bạn sẽ không cảm thầy sự tồn tại của nó nữa. Nguyên lí cũng đơn giản như đối với các bộ phận trên cơ thể bạn. Nếu bạn không bị đau răng thì bạn chẳng để ý là mình có nó. Đến khi bị đau răng bạn mới cảm nhận được sự hiện diện của nó, mà càng để ý đến nó bạn càng cảm thấy đau. Ngôn ngữ cũng vậy, khi chưa dùng quen bạn luôn nhận ra nó là một trở ngại. Càng lưu ý vượt qua thì càng thấy khó có thể vượt qua được. Như vậy, chúng ta phải làm gì để tiếng Anh trở nên quen thuộc đến độ chúng ta không còn nhận ra sự hiện diện của nó nữa??? Cách của Kitten là hãy nói tiếng Anh bất cứ lúc nào có thể, hãy nghe nhạc bằng tiếng Anh, đọc truyện bản gốc tiếng Anh, đừng đọc bản dịch tiếng Việt ( cá với mọi người là bản gốc hay hơn rất nhiều ), coi film đừng có bật thuyết minh tiếng Việt, nếu mới bắt đầu thì vẫn bật phụ đề (tiếng Anh luôn nhé) cũng được, cố gắng nghe người ta nói cái gì, chưa nghe được thì nhìn xuống phụ đề, một thời gian sẽ nghe được tốt hơn và cũng không cần bật phụ đề nữa. Các cách trên nhìn lại toàn là coi film với nghe nhạc với đọc truyện,... => giải trí không chứ có mệt mỏi gì đâu. Vừa thư giản lại vừa luyện tập tiếng Anh của mình ngày một tốt hơn. Kitten hy vọng những mẹo nhỏ này có thể giúp các bạn được phần nào trong việc nghe và nói tiếng Anh. À, một vài cá nhân nào đó nghe người ta nói mà không hiểu gì thì im cái miệng lại và luyện tập thêm đi chứ đừng có nói người khác điên khùng này nọ nhé. |