Chuột rút hay xuất hiện trong thời chơi thể thao, làm việc quá sức, thậm chi nó có thể xẩy ra cả khu ta đang ngủ.
Nguyên nhân gây chuột rút có thể là những rối loạn thần kinh, nhưng phổ biến hơn cả là những rối loạn ngay tại vùng cơ bắp. Sự tích luỹ lâu dài các chất thải (như axit lactic) được tiết ra sau một nỗ lực căng thẳng kéo dài của cơ, kết hợp với tình trạng lưu thông máu kém tạo ra sự co thắt cơ ngoài ý muốn, gây đau đớn.
Sự co thắt bất thường này hay xảy ra ở một cơ hoặc một nhóm cơ, chủ yếu là nhóm cơ trong. Chúng thường kéo dài khoảng vài chục giây, đôi khi lâu hơn. Khi cơ thể hoạt động quá sức, khi bị lạnh và mệt, hiện tượng chuột rút dễ xảy ra. Các chứng viêm động mạch, hạ natri hoặc canxi máu, mất nước… cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Để làm giảm sự đau đớn, người ta thường áp dụng phương pháp xoa bóp hoặc nhẹ nhàng kéo dãn những cơ bị co rút.
NNVN (theo The mode et travaux) Xử lý khi bị chuột rút Đã cập nhật 09/08/2008
Chuột rút là tình trạng co cứng các bắp cơ cấp tính, liên tục và ngoài ý muốn chủ quan, gây nên các cơn đau dữ dội, mất khả năng cử động do vậy có thể đe dọa đến tính mạng trong một số trường hợp nhất định (ví dụ khi đang bơi lội, điều khiển máy móc…).
Thời gian bị co cứng cơ thường chỉ thoáng qua vài giây nhưng có khi kéo dài đến nửa tiếng, thậm chí một tiếng. Vị trí co cơ thường gặp nhất và bắp chân, tuy nhiên cũng có thể gặp ở những vị trí khác trên cơ thể như trường hợp của bạn.
Tình trạng chuột rút có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân có thể là do xảy ra những yếu tố bất thường trong quá trình điện phân (quá trình điện phân cần có sự tham gia của các nguyên tố hóa học hay những dạng vật chất của hóa học trong cơ thể bạn), thường có liên quan tới những rối loạn điện giải.
Những nguyên nhân làm tăng tình trạng chuột rút là: sự căng cơ quá mức; ngồi lâu không vận động; do mất nước dẫn đến rối loạn về điện giải, đặc biệt là mất kali, calci và magie; khi mang thai; tiểu đường; dùng thuốc, như các loại thuốc albuterol, niacin, thuốc lợi tiểu, thuốc trị chứng tâm thần; do việc sử dụng đồ uống có cồn; rối loạn chức năng thần kinh thực vật; cơ bắp phải làm việc nhiều.
Khi bị chuột rút, cần phải ngừng ngay hoạt động, và kéo duỗi cơ 15 - 20 giây cho đến khi cơ giãn hoàn toàn (bạn thường quan sát thấy khi các cầu thủ bóng đá bị chuột rút trên sân, các bác sĩ làm động tác căng cơ ngược lại). Sau đó, nên nghỉ ngơi khoảng một giờ để cơ bắp và hệ thần kinh trung ương đủ hồi phục.
Bạn có thể khắc phục tình trạng chuột rút bằng biện pháp sau: mát xa vùng chân và cơ; áp dụng các bài tập kéo căng cơ đối với đôi chân; chườm đá lạnh lên vùng bị chuột rút; tắm nước nóng; uống một số thuốc bổ sung điện giải (viên panangin chứa cả magie và kali uống mỗi ngày từ 2 - 4 viên kết hợp với viên calci).
Để phòng ngừa tình trạng chuột rút, bạn có thể áp dụng những nguyên tắc sau: uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày (mùa hè nhiều hơn mùa đông; đặc biệt chú ý với những người cao tuổi vì cảm giác khát bị giảm sút, do vậy nếu không tích cực cho uống nước thì sẽ bị thiếu nước cũng dễ dẫn đến tình trạng chuột rút; nên tạo thói quen tập thể dục cho đôi chân trước khi đi ngủ; nên điều chỉnh hài hòa lượng kali thu nạp vào trong cơ thể (những thức ăn giàu kali như chuối, cam…); tập thể dục thường xuyên và khởi động kỹ trước khi tập luyện; hạn chế các chất kích thích như thuốc lá và cà phê.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên, tự tìm hiểu các nguyên nhân mà vẫn không thấy các triệu chứng giảm, bạn nên đến khám bệnh và làm đầy đủ các xét nghiệm. Từ các kết quả khám xét và xét nghiệm, các bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên cụ thể và cần thiết.
(Theo Sức khỏe & Đời sống) Bị chuột rút, xử trí như thế nào?
“Em trai tôi 18 tuổi, rất hay bị chuột rút lúc đang chơi, làm việc... Tại sao em tôi lại bị như vậy? Có cách nào làm hết được chứng bệnh này không?”.
Trả lời:
Chuột rút là sự co cơ ngoài ý muốn (chủ yếu ở các cơ thuộc hai chi dưới), xuất hiện đột ngột làm bệnh nhân rất đau đớn. Đây là một bệnh khá phổ biến, hay gặp ở nam giới. Căn nguyên bệnh chưa được xác định rõ. Một số nguyên nhân được đề cập là:
- Rối loạn chức năng thần kinh thực vật.
- Cơ thể mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, gây mất muối natri clorua.
- Cơ bắp phải làm việc nhiều, gây ứ đọng axit lactic trong cơ.
Để phòng ngừa chuột rút, trước khi vận động mạnh, nên ăn các thức ăn có muối và đường. Uống nhiều nước trước và sau khi luyện tập hoặc khi phải sử dụng nhiều tới cơ bắp. Việc xoa bóp khởi động khi chuẩn bị luyện tập hoặc lao động có tác dụng giảm tình trạng chuột rút tới mức tối thiểu. Nên tập thể dục thường xuyên, có một chế độ nghỉ ngơi, ăn uống thích hợp và cân bằng.
Khi đã bị chuột rút thì phải làm dịu cơn đau bằng các động tác đơn giản:
- Nếu chuột rút ở bắp chân thì kéo chân ra, đồng thời ấn mạnh phần cuối của bắp chân trên một mặt phẳng cứng. Nếu rút ở đùi, nhờ người khác dùng một tay đỡ gót chân để làm cho đầu gối của mình căng thẳng, còn một tay ấn đầu gối xuống dưới. Sau đó xoa bóp vùng bị chuột rút.
- Nếu chuột rút ở bàn chân thì cầm đầu bàn chân kéo nhẹ rồi đứng dậy và đứng thẳng người một lúc nhưng không cho gót chạm đất.
- Có thể dùng dầu hoặc cồn long não xoa bóp vùng bị chuột rút, đồng thời bắt cơ bắp làm việc nhẹ nhàng đến khi hết chuột rút. Tắm nước nóng cũng tốt, giúp các cơ giãn ra, lấy lại tính đàn hồi.
- Chuột rút bàn tay (ít xảy ra) có thể gặp ở những người phải sử dụng bàn tay với động tác lặp đi lặp lại trong một thời gian dài (các nhà văn, người chơi đàn vĩ cầm...). Hãy kéo nhẹ các ngón, rồi xoa bóp bàn tay.
Theo BS Minh Nguyệt Sức Khỏe & Đời Sống Vì sao bị "chuột rút"?
Ba nghiên cứu gần đây về cảm thụ ở da, về phản xạ tuỷ và do điện hoạt động của cơ (electromyography, EMG) đều thống nhất rằng: khi sự dẫn truyền thần kinh cơ bị rối loạn, thì lẽ ra cơ ở trạng thái giãn, lại tiếp tục co dẫn đến cứng (Scwellnus và cộng sự).
Nếu đã do thần kinh cơ thì tế bào cơ cũng như những tế bào khác vận hành theo một quy luật chung: chúng co giãn nhịp nhàng là nhờ sự cân bằng của các ion (Na, Ca, Kali, Mg...) di chuyển bên trong và bên ngoài cơ. Khi cân bằng này bị rối loạn do thiếu hay do vận động không hợp lý sẽ gây ra sự co cứng.
Hầu hết những VĐV bị "chuột cắn, rút" đều có mối liên quan đến phản xạ tủy, đó là các tế bào thần kinh vận động alpha. Sự mệt mỏi của tế bào vận động alpha xuất hiện ở receptor cảm thụ đến cơ và ức chế cả sự vận hành ở gân của cơ.
Nhận xét nữa là khi bị lạnh (nhảy xuống nước lạnh buổi sáng khi chưa làm ấm cơ thể) rất dễ bị "chuột rút". Có một yếu tố phải kể đến là sự co cứng đột ngột 'chuột rút' cũng có tính chất gia đình. Nếu cha mẹ bạn bị "chuột rút" thì bạn cũng sẽ được kế thừa các chứng bệnh khó chịu này và khi đi bơi nhớ đi cùng với một vài người bạn, phòng khi một bên "mái chèo" "chết máy" bất tử.
Phòng và chữa chuột rút
Thường "chuột rút" không kéo dài và không gây hậu quả trầm trọng, nhưng nếu bạn đang làm việc hay đang vận động thì tai nạn có thể xảy ra.
"Chuột rút" ở cẳng chân: bạn ngồi xuống, dùng tay kéo nhẹ các ngón chân (dù chúng đang bị tê), chú ý nhất là kéo ngón chân cái. Nếu bạn đang chạy marathon, bị co cơ bắp đùi thì lập tức bác sĩ của bạn hoặc đồng nghiệp giúp kéo thẳng chân, ấn đầu gối xuống để cơ hết co, sau đó tiếp tục dùng dầu nóng xoa bóp.
Nếu bạn bị giãn tĩnh mạch chi dưới lại hay chuột rút cần mang vớ (bít tất) có tác dụng đàn hồi để đè ép máu tĩnh mạch giúp chúng trở về tim tốt hơn, tránh ứ đọng. Phụ nữ nên mang giày thấp để không gây quá tải cho chi dưới.
Phụ nữ không nên mang giày qúa cao để đề phòng hiện tượng "chuột rút"
Muốn phòng bệnh, điều đơn giản là uống nước đủ bởi khi thiếu nước, sự chuyển hóa vật chất trong tế bào bị rối loạn sẽ gây ra biến động nhẹ đầu tiên là co rút cơ. Nếu bạn làm việc trong môi trường nóng nực, đổ mồ hôi nhiều, nên bổ sung chút muối trong nước uống.
Người già thường lười vận động, lại ít uống nước nên ban đêm bị "chuột rút" lại đổ lỗi "bệnh già". Với người lớn tuổi, những bài tập như dưỡng sinh, yoga sẽ rất có lợi cho việc lưu thông khí huyết, tránh co cơ đột xuất. Nên tập thói quen tắm nước ấm hoặc ngâm chân nước muối ấm trước khi ngủ sẽ phòng tránh được "chuột rút" ban đêm.
Phụ nữ mang thai cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đi bộ nhẹ nhàng, khi ngủ gác chân cao, không làm việc nặng, tinh thần vui vẻ là đảm bảo cho em bé khỏe mạnh và bà bầu không bị khó chịu về "chuột rút". Dùng tay massage hai bắp chân, vươn duỗi hai chân khi nằm cũng là động tác nên tập luyện.
Những người tiểu đường thường kèm theo rối loạn chuyển hóa các chất khiến "chuột kéo, rút" cả hai bắp chân càng phải tập luyện và uống thuốc đều đặn. Những người béo phì cũng cần tăng cường vận động để tránh những trận bị "chuột rút" bắp chân.
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc. * Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết. * Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài