Tự sự của nữ sinh tự chụp ảnh và thổ lộ tâm trạng phấn khởi, hạnh phúc của mình khi được làm vợ bé của đại gia đã thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng. Những câu chuyện về sinh viên thích hưởng thụ cuộc sống bán rẻ mình cho đồng tiền không còn là điều mới mẻ trong xã hội hiện nay. Nhưng tự phô bày và tự hào về “cuộc sống tầm gửi” như nữ sinh dưới đây quả là có một không hai. Mọi người đều cho rằng làm tiểu tam (cách gọi những phụ nữ làm vợ bé) là không tốt, nhưng như thế thì có gì mà không tốt? Kinh nghiệm của bản thân cho thấy, từ sau khi trở thành tiểu tam của một cao quan, tôi đã được biết bao nhiêu thứ. Tôi vốn sinh ra từ một làng quê, gia tộc mấy đời đều là nông dân. Khi còn nhỏ, cha tôi đã nói với tôi rằng sau này lớn lên phải thoát khỏi “nông môn”, phải thi lên đại học nếu không thì cả đời sẽ tồn tại mãi nơi đây. Hồi đó tôi chỉ hiểu lờ mờ những gì cha nói, nhưng từ bé tôi đã nỗ lực học tập, và tôi lao vào học hành không phải vì ước mơ to lớn vĩ đại “nhiệt huyết báo hiếu tổ quốc”, tôi học vì chính bản thân mình và vì mục đích không lưu lại nông thôn.
Chân dung của người tự sự
Sau khi thi đỗ đại học, tôi đã với tay được vào “giấc mơ thành phố”, nhưng cũng tại đây tôi phát hiện ra mình quá bé nhỏ. Vì nghèo, tôi phải tự mình lo học phí, sinh hoạt phí gia đình chu cấp cũng không đủ tiêu. Tôi bắt buộc tự mình phải bươn chải. Bởi vậy ngoài học tại trường, tôi còn làm thêm tại một quán cà phê cao cấp. Tại đây bạn có thể gặp đủ hạng người và đây cũng là nơi tôi quen “ông xã” của mình bây giờ. Anh là một quan chức cấp cao trong cơ quan chính phủ, anh cũng đã có vợ con, nhưng tôi cũng chẳng mấy bận tâm về điều đó. Anh biết tôi tranh thủ thời gian nhàn rỗi làm thêm kiếm tiền nên đối xử với tôi rất tốt. Sau này tôi xin nghỉ việc và cùng sống với anh. Thông thường thì những ngày trong tuần tôi đều ở trường, chỉ cuối tuần mới sống cùng “ông xã”. Cứ đến chiều cuối tuần là anh lại lái xe đến trường đón tôi. Những lúc đó cổng trường đậu toàn xe hơi sành điệu, chúng đều dùng để đón những cô gái như tôi đi chơi. Mọi người ai cũng đã quen mắt với cảnh tượng đó rồi.
“Làm tiểu tam thì có gì không tốt?”
Từ sau khi ở bên “ông xã”, tất cả những lo toan phiền muộn trong cuộc sống của tôi đều tan biến, tôi sắp sửa hoàn thành công cuộc học hành và tốt nghiệp rất thuận lợi. Ok rồi! Bây giờ tôi sẽ kể cho các bạn nghe về những gì tôi đang có khi trở thành tiểu tam. Mọi người nhớ đừng cười tôi nhé! 1. Tiền bạc: “Ông xã” làm cho tôi 1 thẻ ngân hàng, bên trong có 50 vạn tệ (khoảng hơn 1 tỷ VNĐ) làm vốn tiết kiệm. Trong nhà luôn có vài vạn tệ để tôi tiêu pha.
“Hóa đơn tuần trước tôi đi Hồng Kông mua sắm cùng chàng”
2. Nhà cửa: 1 căn hộ chung cư cao cấp trong thành phố rộng 150m2 đứng tên tôi, 1 biệt thự tại vùng ngoại ô. Hiện nay cứ cuối tuần chúng tôi lại tới đó vì phong cảnh tại đó thật đẹp
“Buồng ngủ của tôi đấy các bạn ạ”
3. Xe cộ: “Ông xã” vừa mua cho tôi chiếc xe Peugeot 206 làm phương tiện đi lại vì tôi rất ghét chen chúc trên xe buýt, tôi cũng mới lấy bằng năm nay
“Chúng tôi có quyền hưởng thụ cuộc sống tốt nhất”
4. Gia đình tôi: Năm nay ở quê xây nhà, “ông xã” cho tôi ngay 30 vạn tệ gửi về, ngần ấy tiền tại nông thôn có thể xây nhà rất khang trang. Mỗi tháng tôi cũng gửi về cho bố mẹ 3000 tệ
“Tự sướng” trong xe. Tôi rất thích tất giấy và tất nhiên mọi đàn ông đều thích. Tôi muốn nói với mọi người rằng tôi đang rất hạnh phúc khi sống cùng chàng
5. Hạnh phúc: Ông xã rất yêu tôi, rất tốt với tôi. Chàng còn nói sau này phải sinh cho chàng một đứa con
“Cách giải tỏa cô đơn tốt nhất là đi mua sắm hàng hiệu
Bộ sưu tập nước hoa
Năm nay tôi sẽ tốt nghiệp và sắp tới ngày ra trường rồi. Hiện tôi không có ý định đi tìm việc vì như thế sẽ rất mệt và mất tự do. Tôi thích làm những việc tôi muốn nên đã quyết định mở 1 cửa hàng kinh doanh thời trang. Tôi cảm thấy vô cùng mãn nguyện về cuộc sống hiện nay của mình. Còn các bạn thì nghĩ sao sau khi nghe câu chuyện của tôi, liệu bạn còn nghĩ làm tiểu tam là không tốt không nhỉ? Đáp lại câu hỏi của cô gái, cư dân mạng đều không ngớt lời mỉa mai và lên án: “Nếu bạn không kể ra, tôi cũng không biết là có người lại hạ đẳng như bạn”, “Mình cũng xuất thân từ nông thôn nhưng không có ý nghĩ giống bạn, bảo trọng”, “Hạnh phúc do mình tự vẽ ra mà cũng khoe khoang, tự hào. Khi người ta chán bạn cũng chẳng khác gì một thứ đồ chơi vứt xó”... Và chắc chắn sẽ còn nhiều hơn nữa những nhận xét dành cho nữ sinh trên, nhưng qua đây chắc hẳn nhiều bạn trẻ sẽ có những đánh giá và suy ngẫm trái chiều cho hiện tượng tuy không quá phổ biến nhưng chẳng hề mới lạ như tự sự của nữ sinh trên.
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc. * Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết. * Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài