Tượng gốm sứ do học sinh trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu thực hiện
(TNO) Ngày 28.11, tại Cung Văn hóa Lao động (TP.HCM) đã diễn ra hội trại Một thế giới cho tất cả, nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế người khuyết tật (3.12).
Hội trại do Chương trình Khuyết tật và phát triển (DRD) thuộc Khoa Xã hội học, trường ĐH Mở TP.HCM tổ chức với sự tài trợ của Quỹ Ford, các tổ chức phi chính phủ tại TP.HCM như Handicap International, Trung tâm Hỗ trợ phát triển cộng đồng LIN, Loreto và Công ty Thái Tuấn, Sapuwa.
Hội trại khiến tôi kinh ngạc bởi ý nghĩa quan trọng của nó. Nó như một thế giới thu nhỏ, mang mọi người đến gần nhau hơn để cùng sẻ chia, thông cảm và hiểu về cuộc sống của nhau. Những sản phẩm bày bán trong hội trại hôm nay thật độc đáo, nó thể hiện tài năng của những người khuyết tật và cả một quá trình phấn đấu của họ trong cuộc sống này.
Cavoline Mayger, người Anh, tình nguyện viên của DRD
Hội trại quy tụ 17 đơn vị tham gia, diễn ra trong không khí vui nhộn và xúc động qua phần triển lãm các sản phẩm do chính tay những người khuyết tật làm nên bằng sự nỗ lực vượt qua số phận. Có những sản phẩm mang đậm tính sáng tạo, độc đáo. Vẽ bằng miệng Bị tai nạn năm 30 tuổi khiến cơ tay, chân anh Đỗ Minh Tâm bị teo lại, nhưng anh vẫn không nản lòng khi tiếp tục theo đuổi nghề cầm cọ, dùng miệng vẽ tranh. Tuy học vẽ chỉ trong khoảng gần nửa năm tại cơ sở Nhà may mắn (Maison Chance), nhưng với tâm hồn của người nghệ sĩ vốn là lính Trường Sa năm xưa, anh Tâm đã vẽ những bức tranh về thiên nhiên và đặc biệt là về cuộc sống ở đảo. Tháng 9 vừa qua, anh Tâm cũng đã tham gia triển lãm ở Nhật Bản.
Đỗ Minh Tâm say sưa theo từng nét cọ
Mặc dù còn gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình tác nghiệp như khi lấy màu khiến răng và miệng mỏi nhừ, nhưng anh Tâm vẫn đam mê theo đuổi nghệ thuật và dự thi với bức tranh Đêm trắng tại hội trại.
Bức tranh Đêm trắng của Đỗ Minh Tâm
Nghệ thuật tạo hình của người khiếm thị Không ít người ngạc nhiên khi quan sát một số bạn trẻ khiếm thị đến từ trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (TP.HCM) đang mày mò tạo nên những sản phẩm mỹ thuật gốm đa dạng.
Thanh Lan (trái) và Minh Nhật đang nặn tượng
Chỉ cần tinh ý và kiên nhẫn thì sẽ dạy được các em. Trước hết, hướng dẫn từng bộ phận của vật được nắn, để các em hiểu và tưởng tượng ra. Ban giám hiệu trường chọn nghệ thuật tạo hình vì nhận thấy những em khiếm thị có óc sáng tạo hơn những người bình thường. Chúng tôi mong muốn tìm được đầu ra cho sản phẩm của các em trong thời gian tới
Phan Thị Thu Thanh, giáo viên dạy môn Mỹ thuật gốm, trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu
Đến từ Long An, Phan Thị Thanh Lan, học sinh lớp 7, đang sờ nắm và nặn một con khủng long. “Trước khi làm con gì, em sờ mô hình con đó rồi làm theo, em làm riết rồi quen, không thấy khó khăn gì”, Lan chia sẻ. Cùng lớp với Lan, Võ Minh Nhật, quê ở Phú Quốc, học khá nhất lớp cho biết em rất yêu thích môn học này, cứ khoảng 2 tiết nặn xong một con vật. Độc đáo sản phẩm từ gáo dừa Đến từ Hội Người khuyết tật tại TP Cần Thơ, Nguyễn Kim Ngân lặng lẽ trưng bày các sản phẩm được làm từ gáo dừa như khung ảnh, xâu chìa khóa… Bị sốt bại liệt từ năm 3 tuổi và bắt đầu chống nạng từ khi lên 8, Ngân tham gia học nghề ở cơ sở Nhịp Cầu (Cần Thơ) và vừa làm vừa học để có được những sản phẩm ấn tượng hôm nay.
Nguyễn Kim Ngân bên những sản phẩm làm từ gáo dừa
“Em cảm thấy rất vui vì được học hỏi và xem bài dự thi của các bạn khác để tích lũy thêm kinh nghiệm và mở rộng kiến thức”, Ngân cho biết.
Ước mơ của cô gái 25 tuổi này là làm được nhiều sản phẩm để nâng cao tay nghề và mong sao sản phẩm của mình được nhiều người biết đến.
Sản phẩm cầu Cần Thơ của Kim Ngân
Bài, ảnh: Cẩm Thúy
Sun Nov 29, 2009 12:38 am
my lover : I'm alone!
Tổng số bài gửi : 192
Giới tính :
Xu:$$ : 252
Birthday : 21/10/1994
Age : 30
Đến từ : 10a5 - Bao Loc High School
Tiêu đề: Re: "Một thế giới cho tất cả"
Cần quan tâm đến những người khuyết tật, vì họ cũng là 1 phần của XH.
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc. * Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết. * Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài