Trà đạo là một nét văn hoá độc đáo của Nhật Bản. Bảo Lộc mình tiếng là xứ trà, nhưng để phát triển trà Việt thành một nghệ thuật uống như Nhật thì không biết đến bao giờ mới có. Nhìn những bức ảnh này, lại thấy tiếc cho những đồi trà ở Bảo Lộc. Biết đến bao giờ...
Ngồi ngắm mưa phủ trắng thảm hoa ajisai, nhấm nháp một tách ama-cha, còn gì thú vị hơn!
Cứ mỗi khi những cơn mưa rào mùa hạ phủ tấm màn trắng tinh khiết lên xứ sở mặt trời mọc, hoa ajisai lại rộ nở tưng bừng với đủ màu sắc. Ajisai không chỉ tô điểm cho khung cảnh mùa mưa, mà lá của loài cây này còn được dùng để làm trà.
Cánh đồng ajisai rực rỡ
Loại trà làm từ ajisai được gọi là ama-cha, có nghĩa là trà ngọt. Đây là một loại trà thảo dược làm từ Hydrangea serrata, lá của chúng chứa chất làm tăng vị ngọt (phyllodulcin).
Hydrangea serrata
Lá được dùng làm trà
Để có được hương vị tuyệt hảo nhất, những chiếc lá non được vò, hấp, và phơi khô, khiến lá trà có màu nâu đậm.
Ama-cha được dùng chủ yếu trong kan-butsu-e (nghi lễ tắm Phật) vào ngày 8/4 hàng năm – ngày được cho là sinh nhật của Phật ở Nhật Bản. Trong nghi lễ, ama-cha được tưới lên tượng Phật và được dùng để phục vụ những người tham dự.
Lễ kan-butsu-e
Ama-cha được tưới lên tượng Phật trong nghi lễ này
Truyền thuyết kể lại rằng, vào ngày đức Phật sinh ra, chín con rồng đã tưới rượu thánh lên người ngài, ở Nhật Bản, ama-cha được thay thế cho rượu thánh.
Đúng như tên gọi, ama-cha có vị ngọt, bên cạnh đó, nó còn mang hương vị của hoa cỏ và có phần nào đó như sữa ấm vậy.
Nhưng điểm hấp dẫn nhất ở ama-cha lại là dư vị mà nó đem lại. Một vị ngọt giống như cây hồi đọng lại rất lâu trong miệng. Nếu vào một ngày trời mưa nhẹ, tiết trời hơi se lạnh, được ngồi ngắm vườn hoa ajisai và nhâm nhi tách ama-cha ấm ngọt, có lẽ đó sẽ là một cảm giác khó quên.
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc. * Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết. * Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài