bản. Môn nào bạn còn yếu kém để bạn bắt đầu làm lại và phải học thật
sự. Học ở thầy cô học ở bạn bè.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Nếu như bạn mất căn bản nhiều môn quan trọng như
Toán - Lí - Hóa, thì bạn trình bày với thầy cô ba mẹ bạn biết. Bạn phải
tỏ ra can đảm nhận khuyết điểm và hứa quyết tâm khắc phục. Xin ba mẹ
cho mời thầy dạy kèm cặp riêng cho bạn một thời gian. Kèm cặp các phần,
các môn bài mà bạn trót lỡ làm mất căn bản. Nếu bạn tự tin và quyết tâm
học thì chỉ trong thời gian ngắn bạn sẽ lấy lại thế quân bình trong
việc học tập. Rồi dần dà bạn sẽ có đà tiến lên.
Bạn hãy tin tôi đi. Muốn chữa được "bệnh" lười biếng
này phải đòi hỏi nhiều can đảm lắm. Và tôi tin bạn sẽ can đảm và làm
được. Thực ra việc học tập cũng thật sự có khó nhọc, nhưng trong sự khó
nhọc ấy, bao giờ cũng đem lại cho bạn nguồn an ủi và thành công. Và đến
một lúc nào đó bạn sẽ say mê học tập hơn tất cả một khi bạn tìm, thấy
điều lý thú trong học tập.
2. Tính hay khất lầnLần lựa và "tiến thoái lưỡng nan" là một hình thức
làm nhược ý chí. Tính khất lần cũng là tính xấu không kém tính lười
biếng kề trên. Nó làm tiêu hao nghị lực, làm suy nhược tinh thần phấn
đấu của bạn. Tính khất lần này rất nguy hại khi đã thành cố tật. Quả
thế tính khất lần không có chỉ hiển hiện rõ rệt, "nó" được che giấu
khuất lấp nên khó mà chữa trị.
Tôi nói tính "khất lần" làm ý chí càng suy nhược là
vì nay "nó" hẹn việc này, mai "nó" lại hẹn việc khác. Ðể lại đó đã!
Ngày mai học vẫn chưa muộn?
Thế rồi mọi sự đều trôi qua luôn, ý chí bạn không
còn làm chủ bạn được nữa, không còn muốn cố gắng phấn đấu và cứ thế
ngày ngày cái tính xấu khác thi nhau mọc lên rồi "dìm" bạn lúc nào
không hay. Những cái "ngày mai" ấy sẽ đi qua rồi lại đến, một ngày mai
khác và rõ ràng việc học của họ vẫn chưa bao giờ thực hiện được.
Số phận của kẻ lần lựa quả là bi đát như số phận của
quả bóng rơi xuống vực thắm của hố sâu. Vậy bạn cần phải tiêu diệt ngay
tính xấu này. Thực hiện nghiêm túc giờ nào việc đó "thời gian biểu" mà
bạn đã lập. Bạn phải áp dụng phương châm này một cách triệt để: "Việc
hôm nay, chớ để ngày mai".