Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng ký
Top posters
Bang Chủ
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Vote_lcapChữ người tử tù - Nguyễn Tuân Voting_barChữ người tử tù - Nguyễn Tuân Vote_rcap 
r4jnb0w_4t_xm4s
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Vote_lcapChữ người tử tù - Nguyễn Tuân Voting_barChữ người tử tù - Nguyễn Tuân Vote_rcap 
FUCK KID
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Vote_lcapChữ người tử tù - Nguyễn Tuân Voting_barChữ người tử tù - Nguyễn Tuân Vote_rcap 
|M|r.Vincent
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Vote_lcapChữ người tử tù - Nguyễn Tuân Voting_barChữ người tử tù - Nguyễn Tuân Vote_rcap 
candyrain_722
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Vote_lcapChữ người tử tù - Nguyễn Tuân Voting_barChữ người tử tù - Nguyễn Tuân Vote_rcap 
Monochord_Duna
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Vote_lcapChữ người tử tù - Nguyễn Tuân Voting_barChữ người tử tù - Nguyễn Tuân Vote_rcap 
[p]e' [c]hut
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Vote_lcapChữ người tử tù - Nguyễn Tuân Voting_barChữ người tử tù - Nguyễn Tuân Vote_rcap 
[l]-ky0
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Vote_lcapChữ người tử tù - Nguyễn Tuân Voting_barChữ người tử tù - Nguyễn Tuân Vote_rcap 
l3iñ–[£]ëë
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Vote_lcapChữ người tử tù - Nguyễn Tuân Voting_barChữ người tử tù - Nguyễn Tuân Vote_rcap 
s4d_luv_bjsusj
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Vote_lcapChữ người tử tù - Nguyễn Tuân Voting_barChữ người tử tù - Nguyễn Tuân Vote_rcap 
NVFC Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
DREAM PARTY NIGHT Wed Mar 24, 2010 10:49 am
Beckham lỡ hẹn World Cup 2010:Nước mắt chàng Romeo Tue Mar 23, 2010 2:58 pm
10 cuộc đối đầu “kinh điển” Barca-Real gần đây nhất Tue Mar 23, 2010 2:37 pm
Try To Follow Me - 2NE1 Tue Mar 23, 2010 2:32 pm
k-pop[ tây du kí chế]_ ai fan anh TOP thì dô nhá Tue Mar 23, 2010 2:27 pm
lynh xynh pót hình nhák Tue Mar 23, 2010 2:20 pm
Những bức ảnh chụp hồn ma nổi tiếng trong lịch sử (phần cuối) Tue Mar 23, 2010 2:11 pm
NỐI BƯỚC XIN CHÉM NHẸ! Tue Mar 23, 2010 10:20 am
tẶng cHúk dŨg nÈ :) Tue Mar 23, 2010 9:04 am
thanh vien beatbox Tue Mar 23, 2010 8:10 am

 Diễn đàn NVFC
  :: ×÷·.·´¯`·)» (Góc học tập) «(·´¯`·.·÷× :: Khu vực xã hội :: Văn


Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Sat Nov 28, 2009 10:16 pm
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat14
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat19Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat21Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat22
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat11nguyentragiangChữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat13
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat15Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat17Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat18
.: NVFCer :.nguyentragiang 
teen cá tính
Tổng số bài gửi : 189
Giới tính : Nữ
Xu:$$ : 402

Birthday Birthday : 26/02/1993
Age : 31
Đến từ : 11A2 - THPT Bảo Lộc

Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Vide10

Bài gửiTiêu đề: Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Tác giả

Nguyễn Tuân (1910-1987) người Hà Nội. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: tài hoa, tài tử, uyên bác, độc đáo. Tác phẩm của Nguyễn Tuân là những tờ hoa, trang văn đích thực thể hiện tấm lòng gắn bó thiết tha với những giá trị văn hóa cổ truyền, với nếp sống thanh cao, đầy nghệ thuật của ông cha… Nguyễn Tuân sở trường về tuỳ bút.
Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời (1940), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972),…
Xuất xứ, chủ đề

- “Vang bóng một thời” có 11 truyện xuất bản năm 1940. “Chữ người tử tù” rút trong “Vang bóng một thời”.
- Tác giả ca ngợi Huấn Cao - một nhà nho chân chính - giàu khí phách chọc trời khuấy nước, có tài viết chữ, qua đó khẳng định một quan niệm sống: phải biết yêu quý cái đẹp, đồng thời phải biết coi trọng thiên lương.
Phân tích
Truyện “Vang bóng một thời” chưa đầy 2500 chữ nhưng hàm chứa một dung lượng lớn. Chỉ có ba nhân vật và ba cảnh: Quản ngục và viên thơ lại đọc công văn và nói về tử tù Huấn Cao; Huấn Cao bị giải đến và sự biệt đãi của quản ngục đối với tử tù; cảnh Huấn Cao cho chữ trong nhà ngục. Cảnh nào cũng hội tụ cả ba nhân vật này.
1. Tính huống gặp gỡ giữa Huấn Cao và quản ngục:
- Éo le, độc đáo và đầy kịch tính
+ Cương vị xã hội hoàn toàn đối lập nhau. Quản ngục đại diện cho quyền lực của xã hội phong kiến, trong khi Huấn Cao là kẻ phản nghịch.
+ Về quan điểm nghệ thuật: họ gặp nhau ở chỗ cùng yêu cái đẹp (chữ đẹp)
--> Cuối cùng, họ đã vượt qua khoảng cách để trở thành tri âm tri kỉ của nhau.
2. Quản ngục
- Chọn nhầm nghề. Giữa bọn người tàn nhẫn, lừa lọc thì quản ngục lại có “tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay” chẳng khác nào “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bàn đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
- Lần đầu gặp Huấn Cao trong cảnh nhận tù, quản ngục có “lòng kiêng nể”, lại còn có “biệt nhỡn” đối riêng với Huấn Cao. Suốt nửa tháng trời, quản ngục bí mật sai viên thơ lại dâng rượu và đồ nhắm cho tử tù - Huấn Cao và các đồng chí của ông.
- Lần thứ hai, y gặp mặt Huấn Cao, nhẹ nhàng và khiêm tốn bày tỏ “muốn châm chước ít nhiều” đối với tử tù, nhưng đã bị ông Huấn miệt thị nặng lời, gần như xua đuổi, nhưng quản ngục vẫn ôn tồn, nhã nhặn “xin lĩnh ý” rồi lui ra.
- Ngục quan là một nhà nho “biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền” suốt đời chỉ ao ước một điều là “có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Ngục quan đang sống trong bi kịch: y tâm phục Huấn Cao là một người chọc trời khuấy nước nhưng lại tự ti “cái thứ mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”. Viên quản ngục khổ tâm nhất là “có một ông Huấn Cao trong tay mình, không biết làm thế nào mà xin được chữ”. Là quản ngục nhưng lại không can đảm giáp mặt tử tù vì y cảm thấy Huấn Cao “cách xa y nhiều quá?”. Tử tù thì ung dung, trái lại, quản ngục lại lo “mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà chưa xin được mấy chữ thì ân hận suốt đời”. Bi kịch ấy cho thấy tính cách quản ngục là một con người biết phục khí tiết, biết quý trọng người tài và rất yêu cái đẹp. Y yêu chữ Huấn Cao, chứng tỏ y có một sở thích cao quý. Vì thế khi nghe viên thơ lại nói lên ước nguyện của quản ngục, Huấn Cao cảm động nói: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Như vậy, trong vị thế xã hội, quản ngục và tử tù là đối địch, còn trên lĩnh vực nghệ thuật, họ là tri âm. Huấn Cao đã tri ngộ một kẻ biệt nhỡn liên tài là quản ngục.
- Trong cảnh cho chữ có một hình ảnh kỳ diệu: “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. Ánh sáng bó đuốc ấy chính là ánh sáng của thiên lương mà tử tù đang chiếu lên và lay tỉnh quản ngục. Chi tiết quản ngục “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu cô chữ đặt trên phiến lục óng”, chi tiết quản ngục vái tử tù một vái, nước mắt rỉ vào kẽ miệng nghẹn ngào nói: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh” là những chi tiết thú vị. Lúc sở thích nghệ thuật đã mãn nguyện cũng là lúc ánh sáng thiên lương soi tỏ, chiếu rọi tâm hồn. Một cái vái lạy đầy nhân cách, hiếm có.
- Nguyễn Tuân đã xây dựng quản ngục bằng nhiều nét vẽ có thần. Ngoại hình thì “đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu”. Một con người ưa sống bằng nội tâm; cái đêm hôm trước đón nhận tử tù, ông sống trong trạng thái thanh thản, gương mặt ông ta “là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”. Trong một xã hội phong kiến suy tàn, chốn quan trường đầy rẫy kẻ bất lương vô đạo, nhân vật quản ngục đúng là một con người vang bóng. Nhân vật này đã thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm.
3. Huấn Cao: là nhân vật bi tráng, cao đẹp mang màu sắc lãng mạn, được xây dựng trên nhân vật lịch sử có thực là Cao Bá Quát. Là con người quy tụ đủ cả tài, tâm, dũng.
a - Lúc đầu được giới thiệu gián tiếp qua một tiếng đồn: “cái người mà vùng tỉnh ta vẫn khen…”, “nhiều người nhấc nhỏm đến cái danh đó luôn…”, “một tên tù có tiếng là…”, và “thầy có nghe người ta đồn…” - Đó là một con người không phải tầm thường!
- Ngục quan và viên thơ lại mới “kiến kì thanh” mà đã tâm phục Huấn Cao, họ trầm trồ: “Người đứng đầu…”, “người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp…”, một tử tù lừng lẫy tiếng tăm “văn võ đều có tài cả”…
- Lấy xa để nói gần, lấy bóng làm lộ hình, sử dụng lối tả gián tiếp… đó là bút pháp Nguyễn Tuân vận dụng sáng tạo để giới thiệu nhân vật, tạo ra sự cuốn hút nghệ thuật kì diệu.
b - Là một nhà nho kiệt hiệt dám chọc trời khuấy nước. Chí lớn không thành mà vẫn hiên ngang. Chết chém cũng chẳng sợ. Một tinh thần gang thép “vô úy” bất khuất. Một cái “rỗ gông” trước của ngục. Một câu miệt thị quản ngục: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều: Là nhà ngươi đừng tới quấy rầy ta”. Không phải ai cũng có cái gan dám thách thức cường quyền bạo lực thế đâu?
c - Coi khinh vàng ngọc. Không vì vàng ngọc, vì quyền uy mà “ép mình viết bao giờ?”. Chữ thì quý thật? Nhất sinh ông mới viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường tặng ba người bạn thân. Không chỉ đẹp ở nét chữ, mà mỗi chữ, mỗi bức thư họa của Huấn Cao là một bức châm, thể hiện một lý tưởng tung hoành, một hoài bão, một đạo lý cao đẹp. Chữ của Huấn Cao cho thấy cái tài, cái tầm nhìn của kẻ sĩ chân chính mà ta ngưỡng mộ và kính phục.
d - Với Huấn Cao thì thiên lương là ngọn lửa, là “ánh sáng đỏ rực” như ngọn đuốc kia. Nếu quản ngục tâm phục con người nghĩa khí, tài hoa thì Huấn Cao lại nể trọng con người biệt nhỡn liên tài. Suốt đời ông chỉ “cúi đầu vái lạy hoa mai” thế mà khi nghe viên thơ lại nói lên tâm sự của chủ mình muốn “xin chữ”, Huấn Cao đã ân hận nói: “Thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Cảnh “cho chữ” được miêu tả bằng bút pháp lãng mạn gợi lên một không khí thiêng liêng bi tráng. Phóng giam ẩm ướt bẩn thỉu, hôi hám. Lửa đuốc sáng rực. Tấm lụa trắng. Chậu mực thơm lắm. Ba cái đầu cúi xuống tấm lụa trắng. Huấn Cao hiện ra với vẻ uy nghi, hào hùng. Cổ đeo gông, chân vướng xiềng, Huấn Cao vung bút viết. “Những nét chữ vuông vắn rõ ràng” hiện lên rực rỡ trên phiến lụa óng. Tư thế đĩnh đạc ung dung. Mai kia ông đã bước lên đoạn đầu đài, nhưng đêm nay ông vẫn ung dung. Một cử chỉ “đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy”. Một lời khuyên: “Ta khuyên thầy quản nên thay chỗ ở đi… thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Với Huấn Cao thì thiên lương là cái gốc của đạo lý, có giữ được thiên lương mới biết quý trọng tài năng và cái đẹp ở đời.
Ở con người Huấn Cao, từ cử chỉ, hành động đến ngông ngữ, từ nét chữ đến phong thái - đều toát ra một vẻ đẹp vừa phi thường, vừa bình dị, vừa anh hùng, vừa nghệ sĩ, bên cạnh cái hùng có cái bi, tính vốn khoảnh mà lại trân trọng kẻ biệt nhỡn liên tài, coi thường vàng bạc quyền uy mà lại đề cao tình bằng hữu, đến chết vẫn nghĩa khí và giữ trọn thiên lương. Nguyễn Tuân đã dàn cảnh, tả người và kể chuyện, sử dụng những ẩn dụ so sánh, những tình tiết đan chéo, ràng buộc vào nhau, tạo nên một không gian nghệ thuật cổ kính, bi tráng nâng nhân vật Huấn Cao lên một tầm vóc lịch sử. Văn học lãng mạn thời tiền chiến chỉ có một Huấn Cao đẹp hào hùng như vậy.
4. Cảnh cho chữ:
Cảnh tượng xưa nay chưa từng có, kết tinh tài hoa sáng tạo của Nguyễn Tuân
- Thời gian: Đêm khuya
- Không gian: trong ngục tối
--> khác cảnh cho chữ thông thường
Nơi cho chữ là một buồng tối chật hẹp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián, trên tường đầy mạng nhện; tương phản với mực thơm, lụa óng, chữ đẹp
Người cho chữ là một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, nhưng phong thái ung dung tự tại.
Người nhận chữ: khúm núm, co ro.
* Ý nghĩa lời khuyên:
Muốn thưởng thức cái đẹp, phải có tâm và môi trường trong sáng
Hành động, cử chỉ, thái độ của quản ngục: vái người tù một vái, dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào, tự nhận mình là kẻ mê muội, xin bái lĩnh.
--> cái đẹp, cái cao thượng, nhân cách chiến thắng cái xấu xa, thấp hèn,
Dostoievski: "Cái đẹp cứu rỗi thế giới"
--> Một bức tranh nghệ thuật bằng ngôn ngữ.
Kết luận
Đọc “Chữ người tử tù” ta càng thấm thía điều mà Vũ Ngọc Phan đã nói: “… văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức”. Nghệ thuật kể chuyện, cấu trúc tình tiết, lời độc thoại và đối thoại, khắc họa tính cách nhân vật… hầu như không có một chi tiết nào thừa. Cảnh cho chữ là cao trào, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Tất cả đều hướng về cái tài, cái đẹp, cái thiên lương. Qua tác phẩm, Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm về cái đẹp và bộc lộ kín đáo tấm lòng yêu nước. Ông đã sử dụng một loạt từ Hán Việt rất đắt (pháp trường, tử tù, tử hình, nhất sinh, bộ tứ bình, bức trung đường, lạc khoản, thiên hạ, thiên lương, lương thiện, v.v…) tạo nên màu sắc lịch sử, cổ kính và bi tráng.

Chữ ký của nguyentragiang

Sun Nov 29, 2009 1:34 pm
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat14
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat19Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat21Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat22
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat11Bang ChủChữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat13
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat15Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat17Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat18
.: NVFCer :.Bang Chủ 
BAN QUẢN TRỊ -TRÙM SÒ
Tổng số bài gửi : 673
Giới tính : Nam
Xu:$$ : 1981

Birthday Birthday : 07/02/1993
Age : 31
Đến từ : a7

Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Vide10

Bài gửiTiêu đề: Re: Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân http://www.a7bl.co.cc

bài này xưa rùi kiếm romeo đi



From: ¤Bom¤Bj
-Mày thân mến, bài Romeo và Giuliét không có trong đề cương môn Văn lớp 11! Đây có thể coi là 1 hình thức xì pam cực kì chuyên nghiệp dc trá hình bởi BC Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân 3735

Chữ ký của Bang Chủ

Tue Dec 08, 2009 9:44 pm
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat14
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat19Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat21Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat22
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat11Nguyen_Cup_BLChữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat13
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat15Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat17Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat18
.: NVFCer :.Nguyen_Cup_BL 
teen nhiệt tình
Tổng số bài gửi : 92
Giới tính : Nam
Xu:$$ : 98

Birthday Birthday : 01/01/1993
Age : 31
Đến từ : Bảo Lộc

Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Vide10

Bài gửiTiêu đề: Re: Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

dù gì cũng thanks vì người ta đã post pài đã, văn học mak, tùy cảm nhận mỗi người, cũ hay mới thì cung! thế

Chữ ký của Nguyen_Cup_BL

Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat14
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat19Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat21Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat22
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat11Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat13
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat15Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat17Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Bgavat18
.: NVFCer :.Sponsored content 

Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Vide10

Bài gửiTiêu đề: Re: Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Chữ ký của Sponsored content


Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Similar topics

+
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: ×÷·.·´¯`·)» (Góc học tập) «(·´¯`·.·÷× :: Khu vực xã hội :: Văn-
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Botmai10Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Botmai11
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Footn211
FAN.NARU.TO
Copyright © NVFC Co Ltd - All rights reserved.
Powered by phpBB® Version 2.0.0 Licensed
Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1024x768 và trình duyệt Firefox
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.
Hiện tại có tất cả :lượt truy cập [Từ 21/05/11]
   
Free forum | Văn hóa | Childhood, Gia đình | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất