|
| Đại diện cho một trong những công trình kiến trúc Phật giáo đặc sắc và hùng vĩ nhất, tu viện mang tên Tiger’s Nest (Paro Taktsang) ở đất nước Bhutan thực sự khiến du khách khắp nơi chỉ một lần ghé qua là phải nhớ mãi.
|
Nhắc đến các công trình kiến trúc Phật giáo thì điều đầu tiên hiện ra trong suy nghĩ của nhiều người sẽ là một ngôi đền hoặc tu viện. Và một trong số đó trở nên rất nổi tiếng là tu viện Phật giáo Taktshang được xây dựng tại đất nước Bhutan. Tu viện này nằm “chênh vênh” trên độ cao 3.108m so với đồng bằng Paro. Xây dựng từ năm 1692, tu viện Tiger’s Nest là một trong những địa điểm tín ngưỡng tôn giáo đặc sắc nhất đất nước Bhutan. Từ “Taktshang” dịch ra nghĩa là “Tu viện ẩn náu của hổ”, và "ẩn náu" đằng sau tu viện hùng vĩ này là cả một huyền thoại “sống”.
Tu viện Taktshang "cheo leo" trên độ cao hơn 3000m
Taktshang trước khi bị lửa thiêu trụi mái nhà và sau đó chính phủ phải lợp lại
Truyện kể rằng khi xây dựng tu viện Taktshang từ thế kỉ 18, một nhân vật có thật trong lịch sử tên Guru Rinpoche được so sánh với vị Phật sống thứ hai bởi tài năng cũng như đức hạnh của ông về đạo Phật, danh tiếng của ông cùng tài truyền bá tư tưởng Phật giáo trải dài từ Tibet tới Bhutan. Trong mắt của những người mộ đạo thì vị phật “sống” này có những sức mạnh kì bí khó lí giải liên quan đến khả năng tiêu diệt tà ma quỷ dữ.
Những nhà sư trẻ của Tu viện
Yeshe - vợ của vị vua đương triều cũng gia nhập những người sùng bái Guru Rinpoche và cầu xin được biến thành một con hổ cái tình nguyện chở Phật trên lưng bay tới nơi Tu viện đang được xây dựng bây giờ. Một trong những hang động ở đây là nơi để Phật ngồi thiền và trầm ngâm, sau đó hang động đó trở thành địa điểm được tôn thờ nhất trong quần thể tu viện đồng thời cái tên “Tu viện ẩn náu của hổ” ra đời từ đó.
Có thể nhìn thấy tu viện từ điểm nghỉ chân
Vào ngày 19/4/1998 tại đây đã xảy ra một vụ hỏa hoạn thiêu trụi toàn bộ mái của tu viện khiến chính phủ Bhutan phải bỏ ra một khoản tiền lớn để sửa chữa lại phần hư hỏng làm sao cho giống với nguyên bản nhất. Công việc vất vả đòi hỏi sự kiên nhẫn này kéo dài 1 năm và tới 2005 thì hoàn thành.
Tu viện khi bị cháy mất phần mái
Tu viện sau khi được sửa sang lại
Ngày nay du khách có thể tới thăm quần thể Tu viện Taktshang bằng cách cưỡi la hoặc đi bộ trên những con dốc gần như dựng thẳng đứng, đặc biệt nếu không phải là người dân nơi đây thì du khách buộc phải được sự cho phép đặc biệt và đi kèm với hướng dẫn viên. Nhưng một khi đã bắt đầu chuyến du ngoạn bằng đường bộ thì du khách có thể tận hưởng cảm giác gần gũi với thiên nhiên trong phong cảnh núi rừng hùng vĩ. Tuy nhiên nếu không quen leo núi thì lời khuyên tốt nhất là hãy dùng ngựa hoặc la.
Quang cảnh Tu viện nhìn từ xa
Du khách nước ngoài trên đường tới Tu viện đều ghé qua địa điểm này để treo cờ cầu nguyện
Du khách cũng phải kiên nhẫn trong chuyến đi dài để có thể tận hưởng cảm giác muốn chinh phục Tu viện cổ kính này, người leo bộ hay đi bằng lừa, ngựa cũng không thể nhìn thấy bóng dáng của công trình bởi nó đã bị cây cối che lấp. Bố trí dọc đường đi sẽ có một quán ăn nhỏ và đây là điểm ngắm cảnh lí tưởng cho những người thích dừng chân nán lại, những gì du khách nhìn thấy ở điểm dừng chân này sẽ tạo cảm giác hưng phấn hơn cho mọi người. Và từ đây du khách sẽ phải chuẩn bị tinh thần để “chinh phục” đoạn đường gập ghềnh khó khăn hơn toàn đá, thác nước và cảm nhận sự khác biệt giữa những hình ảnh mờ ảo nhìn ở dưới và sự đồ sộ của Tu viện khi tới gần hơn.
Độ cao này khiến nhiều du khách giật mình
Đường lên Tu viện dốc thẳng đứng
Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ bao quanh Tu viện
Ngự trị trên độ cao hơn 3000m so với thung lũng bên dưới
Chỉ cần đến một lần du khách sẽ phải nhớ mãi
Điều gây ấn tượng và đáng nhớ nhất về công trình kiến trúc mang đậm tín ngưỡng phương Đông này đó là sự khác biệt giữa bốn ngôi đền trong tu viện, một ngôi đền được cho là nơi Phật Guru Rinpoche “trầm tư” trong 3 tháng và là nơi sinh ra của một trong những Lạt ma đứng đầu Tu viện. Lời khuyên dành cho du khách đó là nên nghỉ ngơi và giữ sức để có thể đi xuống núi. Nếu ban đầu đi bộ lên thì chắc chắn du khách sẽ kiệt sức khi trở về, nhưng sự quyến rũ của quần thể Tu viện Taktshang này sẽ khiến du khách muốn quay trở lại thêm lần nữa.
|