LÝ THUYẾT VỀ HAI QUẢ TIM LẠNH Một hệ quả của cơ học lượng tử trong tâm sinh lý học
I. Hai trái tim tìm đến với nhau
Khi hai quả tim gặp nhau và va chạm với nhau (không loại trừ hai quả tim cùng loại) thì có ba trường hợp có thể xảy ra:
1) Va chạm đàn hồi tuyệt đối: Cả hai quả tim bay ngược lại về hai phía, trao đổi vận tốc cho nhau mà không sứt mẻ gì. Đây là va chạm phổ biến giữa các quả tim đồng loại nhưng lại là loại va chạm gần như không thể xảy ra giữa hai quả tim khác loại.
2) Va chạm mềm không cộng hưởng: Đây là loại va chạm phổ biến nhất giữa các quả tim khác loại: Quả tim nào sắt đá hơn thì sứt mẻ ít hơn. Tuy nhiên sau khi va chạm thì cả hai quả tim đều không còn là chính mình nữa. Như vậy sau thời gian va chạm t nào đó, các quả tim chia tay nhau trong trạng thái sứt mẻ và mang trong mình một phần năng lượng của nhau như một "kỉ niệm về va chạm". Thời gian t được tính gần đúng là 1 đêm. Va chạm này còn có tên khác là "Tình cảm qua đường".
3) Va chạm mềm cộng hưởng : Loại va chạm này phức tạp và khó phân tích nhất, nó cũng là loại va chạm có điều kiện khắt khe nhất giữa các quả tim khác loại nhưng lại cho nhiều kết quả nghiên cứu thú vị.
Điều kiện cộng hưởng: Hai quả tim khác loại nhưng lại chung một nhịp đập và cùng nhìn về một phía.
Phương trình va chạm:
Tim + Tim = TimTim
TimTim ở trạng thái cộng hưởng, chung nhịp đập nên trở thành Tim duy nhất theo nguyên lý cộng hưởng 1chàng + 1nàng = 1đôi. Quả tim này ở trạng thái kích thích:
Tim + Tim -> Tim*(n) + Q Trong đó:
Tim: Tim ở trạng thái bình thường không chịu kích thích hay còn gọi là trạng thái cơ bản.
(Trạng thái cơ bản là trạng thái có mức năng lượng thấp nhất E_0)
Tim*(n): Tim ở trạng thái kích thích ứng với mức năng lượng E_n.
Theo cơ học lượng tử:E_n > E_{n-1} > ....> E_0
Q: Năng lượng tỏa ra sau va chạm, gọi là "Tình năng "
Theo Einstein thì E=mc^2, do đó E_n+Q=m_{tim}c^2(khối lượng hụt đi vì hai quả tim biến thành một quả)
Với số liệu thực tế: Tim người có khối lượng độ 0.3 kg, c = 300.000 km/s
Ta thu được:
E_n+Q=3.10^15 J
Năng lượng này cực lớn. Một trăm cặp va chạm này có thể tương đương với mỗi quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Hiroshima năm 1945.
Va chạm mềm cộng hưởng còn có tên khác là "Tình yêu".
________________________________
II.Đi sâu vào phân tích quá trình va chạm mềm cộng hưởng-
Nếu trái tim sau va chạm tồn tại ở mức năng lượng kích thích thấp (n= 0 hoặc 1,2,3) thì sau va chạm, toàn bộ năng lượng của quá trình gặp gỡ được chuyển hóa thành Tình năng ngay lập tức. Hiện tượng này gọi là "Tiếng sét ái tình". Tình năng rất lớn tỏa ra dưới dạng nhiệt năng để sưởi ấm cho tim. Tuy nhiên do quá trình xảy ra tức thời nên nhiệt lượng lớn này được tỏa ra trong một thời gian T gần như bằng 0. ( Tuy nhiên vẫn khác 0 theo hệ thức bất định của Heisenberg: T.Q > h, trong đó h là hằng số Plank). Vì thế tim được sưởi ấm rất nồng cháy nhưng chỉ trong một thời gian rất ngắn. T được gọi là thời gian sống của tình yêu. Do đó có thể kết luận: Tình yêu sét đánh mãnh liệt nhưng mau tàn.
- Nếu trái tim sau va chạm tồn tại ở mức năng lượng kích thích cao (n rất lớn) thì sau va chạm E_n rất lớn và Q rất nhỏ. Quá trình gặp gỡ của hai trái tim không mặn mà và mãnh liệt cho lắm. Tuy nhiên quá trình này lại xảy ra trong một chu trình khá dài gọi là "bơm tình":
Sau khi năng lượng Q được sử dụng hết để sưởi ấm tim trong thời gian $T_0$, tim sẽ chuyển từ trạng thái kích thích n xuống trạng thái kích thích n-1 và tỏa ra một "Tình năng" mới:
Tim*(n) \to Tim*(n-1)+Q_1
Trong đó:Q_1=E_n-E_{n-1}
Tình năng Q_1 này được sử dụng để sưởi ấm tim trong thời gian T_1.
Sau đó tim lại chuyển từ trạng thái kích thích n-1 xuống n-2 để tỏa ra một tình năng mới Q_2 trong thời gianT_2.
Cứ như vậy tim sẽ chuyển dần xuống trạng thái cơ bản sau một chuỗi thời gian:
T_0, T_1,....,T_n.
Tình năng tỏa ra để sưởi ấm tim tổng cộng:$Q =Q_0+Q_1+Q_2+...+Q_n$
Tình năng này bằng với tình năng sưởi ấm tim của tình yêu sét đánh. Tuy nhiên thời gian sống của tình yêu:
T=T_0+T_1+..+T_n
lại lớn hơn rất nhiều thời gian sống của tình yêu sét đánh. Thời gian sống T này còn được gọi là thời gian đặc trưng của tình yêu, nó phụ thuộc vào tính chất và môi trường sống của tim.
Mặc dù lớn hơn nhiều so với thời gian sống của tình yêu sét đánh, thời gian sống của "bơm tình" cũng vẫn là hữu hạn. Do đó ta có thể kết luận rằng thời gian sống của tình yêu là hữu hạn.
__________________________
III Kết luận
Tình yêu đích thực có thể chứa đựng một năng lượng vô cùng lớn, tuy nhiên,
không tồn tại tình yêu vĩnh cửu !!!
Mon Nov 30, 2009 12:54 pm
my lover : ..............
Tổng số bài gửi : 447
Giới tính :
Xu:$$ : 720
Birthday : 02/11/1993
Age : 31
Đến từ : 11-B2 Bl sch
Tiêu đề: Re: LÝ THUYẾT VỀ HAI QUẢ TIM LẠNH
hjx hjx. tim cũng có công thức tính hay hak..
Mon Nov 30, 2009 12:55 pm
Tổng số bài gửi : 92
Giới tính :
Xu:$$ : 98
Birthday : 01/01/1993
Age : 31
Đến từ : Bảo Lộc
Tiêu đề: Re: LÝ THUYẾT VỀ HAI QUẢ TIM LẠNH
hay ta, cũng ý nghĩa phết
Mon Nov 30, 2009 8:55 pm
Tổng số bài gửi : 300
Giới tính :
Xu:$$ : 355
Birthday : 20/01/1994
Age : 30
Đến từ : Bảo Lộc Town
Tiêu đề: Re: LÝ THUYẾT VỀ HAI QUẢ TIM LẠNH
chị Giang....triết lý sâu xa lắm nà...hj`hj`
Mon Nov 30, 2009 9:11 pm
Tổng số bài gửi : 673
Giới tính :
Xu:$$ : 1981
Birthday : 07/02/1993
Age : 31
Đến từ : a7
Tiêu đề: Re: LÝ THUYẾT VỀ HAI QUẢ TIM LẠNH
cái này hay ah ngen. Cũng có ý nghĩa đấy chứ . thank
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc. * Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết. * Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài